Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm nổi bật Liên hệ Khuyến mãi|

Hotline

0868 525 535
0

Tất tần tật những lưu ý khi chọn mua Máy ảnh số

 

 

TẤT TẦN TẬT NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN MUA MÁY ẢNH SỐ 2020

 

 

 

Với hơn 20 năm kinh doanh trong lĩnh vực máy ảnh, tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng, hàng triệu bộ máy ảnh khác nhau nên phần nào hiểu được tâm lý, nhu cầu của người dùng, hiểu được mỗi người sẽ phù hợp với 1 vài máy ảnh nhất định. Bài viết này PhotoKing.vn sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật những lưu ý, kinh nghiệm để bạn có thể chọn mua được một sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn nhất. Đầu tiên, hãy suy nghĩ...

 

SUY NGHĨ

Trước khi tìm chọn cho mình 1 bộ máy ảnh phù hợp, bạn hãy tự trả lời 2 câu hỏi sau:

1. Điện thoại cũng chụp được ảnh, vậy bạn định mua máy ảnh để làm gì ? (ví dụ: để chụp đẹp hơn, để chuyên quay phim hơn, để chụp xóa phông, chụp macro, để làm nghề, để học, v.v...) ?

2. Ngân sách mình định đầu tư là khoảng bao nhiêu (chỉ cần khoảng khoảng là được) ?

Khi bạn phần nào đã tự xác định được nhu cầu, khoảng giá của mình việc chọn máy ảnh đã dễ dàng hơn 1 nửa, vào bước 2 "Chọn mua"

 

CHỌN MUA

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sự lựa chọn, máy ảnh thì hầu hết công nghệ đều cao, chụp ảnh đều đẹp dù chỉ là bộ máy 4 - 5 triệu cũng vẫn tốt, cũng có khả năng quay phim Full HD, khả năng nhận diện khuôn mặt Face Detection, khả năng chống rung tốt, khả năng kết nối Wifi với điện thoại dễ dàng. Nói chung về tính năng thì cơ bản đều đủ để dùng cả, máy nào cũng đủ khả năng để bạn có những bức ảnh đẹp, tuy nhiên vẫn có một số model máy tốt trong rất nhiều máy, một số model phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với người kia. Vậy, điểm quan trọng ở đây là bạn cần chọn 1 chiếc máy ảnh tốt và phù hợp với nhu cầu của mình -> chọn mua máy ảnh hãng nào, chủng loại nào thì tốt đây ?

 

Ở đây mình sẽ chia thành 3 mục riêng biệt để các bạn dễ tìm hiểu hơn theo nhu cầu của mình

  1. Chọn mới hay cũ
  2. Chọn theo ngân sách
  3. Chọn theo nhu cầu

 



A. Chọn mới hay cũ

Nếu bạn mới chơi máy ảnh, chưa hiểu nhiều về máy ảnh nên ưu tiên chọn bộ máy ảnh mới (chỉ mua 2nd nếu có địa điểm hoặc người quen có thể tin tưởng). Đừng ham mua máy cũ cho rẻ vì rẻ thì đúng là rẻ hơn thật, tiết kiệm được một chút nhưng bạn sẽ mất nhiều hơn được đó. Cái bạn thiệt không chỉ là thời gian bảo hành ngắn (máy cũ 3-6 tháng, máy mới 12-24 tháng) mà quan trọng hơn cả đó là sự ổn đinh, là Tâm lý thoải mái - Sự an tâm của chính bạn.

Nếu được người quen nhờ mua, hay công việc sếp bảo mua thì cũng nên chọn máy mới nhé, máy mới lỗi là do nhà sản xuất hoặc người dùng chứ lỗi không phải do người chọn là bạn.

 

 


 

B. Chọn theo ngân sách

1. Ngân sách dưới 10 triệu

   Ngoài những máy ảnh du lịch ống kính liền ra thì khoảng giá dưới 10 triệu thường không có nhiều sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, trong khoảng giá này có một số model máy ảnh được đánh giá cao mà bạn có thể tìm mua như Canon SX430, SX540HS, SX740HS, G7X mark II, G9X mark II, Sony HX350, HX90V hoặc nếu bạn thích máy ảnh ống kính rời bạn có thể tìm hiểu Fujifilm X-A3, XA5. Về máy đã qua sử dụng, bạn có thể tìm kiếm Sony A6000, Fuji X-T10, X-E2, X-E2S hay X100, X100S, X100T.

 

2. Ngân sách từ 10 - 20 triệu

   Đây là khoảng ngân sách mà khách hàng hay mua nhất, cũng vì lẽ đó mà các hãng máy ảnh lớn thường hay đầu tư kỹ càng hơn, quảng cáo nhiều hơn các sản phẩm nằm trong phân khúc này. Rất tốt và nổi tiếng được nhắc đến như Canon 750D, 800D, M50, Nikon D7200, D7500, Sony A6000, A6400, Fuji X-T20, X-E3, X-T30 và máy cũ thì có Nikon D750, Sony A7M2, A6600, Fuji X-T2, X-Pro2, X-H1

 

3. Ngân sách trên 30 triệu

   Với ngân sách trên 30 triệu thì hầu như máy nào cũng full tính năng, đầy đủ công nghệ mà hãng đang giới thiệu do đó ở phân khúc này mình sẽ không giới thiệu sản phẩm nào cụ thể, tùy bạn chọn hoặc có thể liên hệ tới các Đại lý bán máy ảnh để được tư vấn combo hợp lý nhất.

 


 

C. Chọn theo nhu cầu

1. Nhu cầu cơ bản: chụp chơi, gia đình, con cái, sinh nhật, du lịch, đường phố

Đây là nhu cầu nhiều nhất mà các bạn hay hỏi. Với nhu cầu này, bộ máy thường nằm ở khoảng giá 7-15tr và cũng có rất nhiều bộ máy hay để bạn chọn, có thể nhắc tới như Canon 750D, 800D, M50 (60D, 70D cũ) Nikon D7100, D7200 (D600, D700 cũ), Fuji X-T20, X-E3 (X-T2 cũ), Sony A6000 (A6300 cũ), Olympus E-M10 mark II, E-M1.

 

2. Nhu cầu chụp chân dung

Bạn hãy nhớ, để chụp được chân dung là do Ống kính chứ không tùy thuộc vào thân máy, do đó bạn có thể chọn bất kì thân máy nào bạn thích và sắm thêm cho mình 1 ống kính chân dung nữa là ok. Ống kính chân dung đại đa số là ống kính Fix (Prime 1 khẩu độ), các tiêu cự của ống chân dung cần trên 50mm và có thể kể tới 4 tiêu cự thông dụng nhất 50mm, 85mm, 100mm, 135mm. Khẩu độ của ống kính càng lớn thì khả năng xóa phông càng cao và ảnh sẽ càng đẹp tuy nhiên ống kính đó cũng sẽ càng đắt. Ống kính chân dung thông dụng và hay được chọn mua nhiều nhất vì tính chất ngon-bổ-rẻ có thể kể đến như Canon 50mm f/1.8 STM (2,2tr), Nikon 50mm f/1.8 G (4,6tr), Sony 50mm f/1.8 OSS (4,3tr), Fujifilm 50mm f/2 (8tr).

  • Bộ máy tốt với nhu cầu chân dung: Thân máy bất kì + lens chân dung xóa phông (đẹp nhất với tiêu cự 85mm trên body crop và 100mm/135mm trên body fullframe).

 

3. Nhu cầu chụp thể thao

Chụp thể thao thường là những ống kính có tiêu cự dài để ta có thể bắt được chủ thể từ xa (như ngồi trên khán đài, ngồi ngoài sân,v.v...) Những ống kính này gồm cả ống kính Zoom và ống kính Fix, thường có giá cao tới rất cao kèm thêm kích thước lớn, to và nặng. Tùy theo đặc thù môn thể thao mà bạn định chụp để có thể chọn được tiêu cự ống kính xa gần phù hợp, chọn zoom hay fix. Bên cạnh đó, những thân máy dành cho chụp ảnh thể thao đặc biệt cần có tốc độ chụp liên tiếp cao, bạn không thể chụp 1,2 kiểu để bắt dính chính xác đối tượng cần chụp khi mà chúng đang di chuyển, bạn cần chụp liên tiếp cả chục kiểu tới hơn thế để chọn ra kiểu ảnh đẹp nhất, chính vì thế tốc độ chụp liên tiếp của máy là chức năng mà những nhiếp ảnh gia thể thao quan tâm tới ngoài ống kính zoom tiêu cự lớn (và những body này thường cũng rất đắt).

  • Bộ máy tốt với nhu cầu thể thao: Thân máy bất kì + lens tele xa tới rất xa (lens fix hoặc zoom tùy nhu cầu cụ thể).

 

4. Nhu cầu chụp kiến trúc, nội thất

Ảnh kiến trúc, nội thất thông thường có yêu cầu ở ống kính chất lượng cao có góc rộng và ít méo nhất. Để đạt được tiêu chuẩn góc rộng ít méo, ống kính Fix một khẩu độ là sự lựa chọn tốt nhất của người yêu thích thể loại ảnh này. Với ảnh nội thất, tiêu cự thường dùng thường dưới 12mm để ta có thể chụp góc rộng bao quát hơn những đồ nội thất cần chụp. Ảnh nội thất thường chụp trong nhà với điều kiện ánh sáng yếu nên ngoài tiêu cự rộng ra, bạn cũng cần khẩu độ ống kính lớn ở những ống kính này. Với ảnh kiến trúc đa phần bạn sẽ chụp ở nơi có ánh sáng đầy đủ nên yêu cầu về khẩu độ lớn không quan trọng lắm, điều quan trọng mà bất kì ai thích thể loại ảnh này cần biết đó là ống kính có khả năng loại bỏ được hiện tượng méo phối cảnh -> giúp bức ảnh thể hiện chân thực nhất sự to nhỏ, đường cong, đường thẳng và ở đây ta đang nhắc tới ống Tilt-shift (Ống kính TS-E ở Canon và PC-E ở Nikon).

  • Bộ máy tốt với nhu cầu kiến trúc: Thân máy bất kì + lens Tilt shift
  • Bộ máy tốt với nhu cầu nội thất: Thân máy bất kì + lens fix góc rộng tới siêu rộng

 

5. Nhu cầu chụp ảnh đời thường, phong cảnh

Đây cũng là thể loại ảnh rất được yêu thích của nhiều người. Ảnh phong cảnh bạn nên lựa chọn dùng ống kính fix vì người sáng tác phong cảnh thường có 1 khoảng thời gian dài để setup đối tượng cần chụp nên góc muốn chụp có thể được chọn lựa trước, ảnh đời thường hay là ống zoom vì chúng ta cần nắm bắt rất nhanh những hình ảnh đời thường đang diễn ra, chúng ta ít có cơ hội chọn lựa hay thời gian để setup vì khi đó tác phẩm sẽ mang tính sắp đặt nhiều hơn tính tự nhiên vốn có của ảnh đời thường. Ống kính Fix thường cho chất lượng tốt hơn, hỗ trợ ánh sáng nhiều hơn ống kính zoom, tuy nhiên ống kính zoom lại cho ta sự thuận tiện, cơ động (fix dùng cho chậm, zoom dùng cho nhanh). 

  • Bộ máy tốt với nhu cầu đời thường: Canon G7X-Series, Sony RX100-Series, Fujifilm X100-Series, Ricoh GR-Series.
  • Bộ máy tốt với nhu cầu phong cảnh: Thân máy bất kì + lens fix góc rộng (lens zoom góc rộng cũng được nhưng chất lượng ảnh sẽ yếu hơn).  

 

6. Nhu cầu chụp ảnh Macro

Thể loại ảnh Macro là thể loại ảnh đặc thù, bạn sẽ thấy những hình ảnh mà bạn chưa khi nào nhìn thấy mặc dù nó hiện hữu quanh bạn, chỉ khác là nó được phóng đại lên để bạn có thể nhìn nó rõ hơn mà thôi. Tất nhiên, ảnh macro thì không thể thiếu ống kính macro, đó là những ống kính cho phép chúng ta dí gần lại chủ thể cần chụp hơn, dí sát hơn và còn có khả năng phóng đại hình ảnh. Chụp macro cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn - sự đầu tư cho 1 tác phẩm macro đẹp là không hề nhỏ từ thời gian setup tới sự sáng tạo trong mầu sắc, phối cảnh, nội dung. Ảnh Macro không thể thiếu đèn flash hay led ring bạn nhé.

  • Bộ máy tốt với nhu cầu macro: Thân máy bất kì + lens fix macro (lens zoom macro thường không cho hiệu quả tốt).

 

7. Nhu cầu chụp ảnh viện, ảnh studio, ảnh làm nghề

Ảnh làm nghề, ảnh studio, ảnh cưới hay ảnh cho bé nói nôm na là ảnh dịch vụ. Với ảnh dịch vụ, tùy mô hình mà bạn muốn setup, tùy theo hướng phát triển của bạn mà đầu tư bộ máy sao cho hợp lý. Bộ máy vừa vừa thì khả năng thanh khoản cao, thu hồi vốn nhanh, bộ máy khủng thì hiệu quả quảng cáo, chất lượng ảnh cũng khủng theo. Thông thường những bộ máy dịch vụ chụp ảnh lưu niệm ở những danh lam thắng cảnh, những địa điểm du lịch do các bác thợ chụp thì không cần đầu tư quá nhiều (bộ máy 10-20 triệu là đủ), với những người chụp ảnh cưới, ảnh trong studio thì bộ máy thường khá khủng tới rất khủng (30 - trên 100 triệu).

  • Bộ máy tốt với nhu cầu ảnh dịch vụ: Thân máy bất kì + lens đa dụng tiêu cự 24-70mm f/2.8 + lens fix chân dung 85mm/135mm + lens tele xa 70-200mm f/2.8 (hoặc các lens với tiêu cự tương đương).

Ảnh sản phẩm, ảnh lưu niệm, ảnh gia đình, ảnh cưới

 

8. Nhu cầu chụp ảnh dưới nước

Có khá nhiều câu chuyện buồn cười hay sự hiểu nhầm của " khả năng chống chịu thời tiết Water resistant" và " khả năng chống nước Waterproof". Máy ảnh có khả năng chống chịu thời tiết WR là máy có thể chống nước nhẹ (mưa bụi, sương) hay vẫn chụp tốt ở nhiệt độ thấp, hiện nay không ít máy có trang bị khả năng chống chịu thời tiết này nhưng các bạn lưu ý là khả năng này không ngụp được dưới nước nhé. Để ngụp lặn dưới nước ở độ sâu 5m-30m thì phải nói tới máy ảnh chống nước waterproof, đó là những chiếc máy ngoài khả năng lặn sâu dưới nước ra, chúng còn có khả năng chống sốc, chống va đập, chống rơi Shockproof từ trên cao 2m-5m tùy máy. Nếu bạn đang muốn khám phá thế giới dưới nước, dòng cơ bản bạn có thể tìm mua Fujifilm Finepix XP (XP130) tốt hơn ta có Nikon Coolpix W (W300) và nổi tiếng nhất là dòng Olympus Tough TG (TG-5) hay Ricoh WG (WG-60).

 

KẾT LUẬN

Bạn hãy nhớ là, một bộ máy ảnh tốt với mình là 1 bộ máy ảnh tốt nhất trong ngân sách và phù hợp nhất với nhu cầu mà mình đặt ra (không phải bộ máy càng đắt tiền thì càng tốt đâu nhé). Sau khi đọc bài xong, nếu vẫn khó quá không chọn được vì vẫn phân vân giữa 2 hay 3 bộ máy khác nhau bạn có thể liên hệ PhotoKing để mình hỗ trợ thêm cho bạn. Chúc các bạn chọn được một bộ máy ảnh ưng ý và có nhiều khoảng thời gian vui vẻ, nhiều tấm ảnh đẹp với bộ Gear của mình !

 

 

Bài được viết bởi photoking.vn

---------------------------------------

Một số kiến thức, bài viết hay khác của PhotoKing:

> Tìm hiểu kinh nghiệm mua máy ảnh, ống kính cũ

Tìm hiểu về chức Năng Shift trên Ống Kính Tilt-Shift

"Hại não" với bộ ảnh đường phố trừu tượng của nhiếp ảnh gia Pau Buscato

 

Danh mục sản phẩm

Tìm kiếm sản phẩm

Khoảng giá

Triệu - Triệu

Thương hiệu

Độ phân giải

Khuyến mãi Tết 2019 dành cho ống kính 7artisans

(Combo D07) Chân Benro T660 + Pin Rav W126S + Toshiba 32Gb 100Mb/s

(Combo D12) Chân Benro T660 + Pin Rav FW50 + Toshiba 32Gb 100Mb/s

(Combo D09) Bộ vệ sinh máy ảnh + 50 vỉ giấy lau lens Carl Zeiss

(Combo D03) 03 hộp giấy 20 tấm Instax Mini Film

Kết nối với chúng tôi

0868 525 535

© Copyright 2016 Công ty cổ phần Vua Ảnh - photoking.vn All rights reserved

BSM